Chú thích Đặng_Văn_Quang_(tướng)

  1. Thủ tướng Nguyễn Cao Kỳ lúc đó được gọi là Chủ tịch Ủy ban Hành pháp Trung ương
  2. Năm 1964, Tổng nha Bảo an đổi thành Bộ Tư lệnh Địa phương quân và Nghĩa quân
  3. Đệ nhị Quân khu là tiền thân của Quân đoàn I và QK 1. Tướng Quang có hai lần phục vụ tại đơn vị này:
    -Lần thứ nhất: Thiếu tá Tham mưu trưởng Đệ nhị Quân khu (1956-1957).
    -Lần thứ hai: Đại tá Tham mưu trưởng Quân đoàn I (1960-1962).
  4. Tỉnh Sóc Trăng là tên gọi thời Pháp thuộc, đến thời Việt Nam Cộng hòa (1955-1975) được đổi tên thành Ba Xuyên. Sau năm 1975 đến nay trở lại tên cũ là Sóc Trăng.
  5. Trường Võ bị Quốc gia Việt Nam ban đầu được gọi là trường Võ bị Huế, về sau di chuyển về Đà Lạt lấy tên là Võ bị Liên quân Đà Lạt. Năm 1959, đổi tên lần cuối là trường Võ bị Quốc gia Đà Lạt
  6. Khóa 1 sĩ quan Hiện dịch trường Võ bị Huế ban đầu mang tên khóa Bảo Đại, sau đổi thành khóa Phan Bội Châu
  7. Du học tại Pháp năm 1950 cùng với Thiếu úy Đặng Văn Quang còn có các Thiếu úy:
    Nguyễn Hữu Có (Tốt nghiệp Thủ khoa), Nguyễn Văn Thiệu, Tôn Thất Đính, Nguyễn Văn Chuân
  8. Còn gọi là Trung tâm Chiến thuật Hà Nội, sau ngày 20 tháng 7 (ngày ký Hiệp định Genève), di chuyển vào Nam đặt cơ sở tại Sài Gòn lấy tên là trường Đại học Quân sự. Năm 1960 chuyển lên Đà Lạt đổi thành trường Chỉ huy và Tham mưu
  9. Đây là lớp thứ tư niên khóa 1957-1958 thụ huấn 42 tuần, Đại học Quân sự Hoa Kỳ nhận 7 học viên người Việt gồm có: Trung tá Đặng Văn Quang, Trung tá Đặng Thanh Liêm, Đại tá Tôn Thất Xứng
    -Thiếu tá Kỳ Quang Liêm (Tốt nghiệp khóa 5 Võ bị Đà Lạt, sau cùng là Đại tá Giám đốc Nha Động viên (1961-1964). Giải ngũ năm 1966).
    -Thiếu tá Đỗ Ngọc Nhận (Sinh năm 1930 tại Nam Định, tốt nghiệp khóa 3 Võ bị Đà Lạt, sau cùng là Đại tá Tổng cục phó Tổng cục Quân huấn).
    -Thiếu tá Huỳnh Văn Tồn (Tốt nghiệp khóa 3 Võ bị Đà Lạt, sau cùng là Đại tá Tư lệnh Sư đoàn 7 Bộ binh (1964). Giải ngũ năm 1965).
    -Thiếu tá Nguyễn Quốc Tuấn (Sinh năm 1928 tại Nam Định, tốt nghiệp khóa 2 Võ bị Huế, sau cùng là Đại tá Trưởng phòng 1 Bộ Tổng Tham mưu).
  10. Tổng Nha Bảo an về sau sáp nhập với Dân vệ Đoàn lấy tên Tổng Nha Bảo an-Dân vệ, sau đổi thành Bộ Chỉ huy Địa phương quân và Nghĩa quân. Sau cùng là Bộ tư lệnh Địa phương quân và Nghĩa quân trực thuộc Bộ Tổng Tham mưu
  11. Bộ phận Tiếp vận tại Bộ Tổng Tham mưu, sau đó được đổi thành Phòng 4, sau cùng trở thành Tổng cục Tiếp vận trực thuộc Bộ Tổng Tham mưu
  12. Một trong những nguyên nhân Quân đội Việt Nam Cộng hòa có thêm cấp Chuẩn tướng: Do sau 2 cuộc đảo chính ngày 1 tháng 11 năm 1963 và cuộc Chỉnh lý ngày 30 tháng 1 năm 1964, trong hàng sĩ quan cấp Đại tá nhiều người thâm niên và có công. Nhưng nếu thăng lên cấp Thiếu tướng thì bị thặng dư và không đủ cho những chức vụ tương xứng.
  13. Giai đoạn thăng cấp Chuẩn tướng (từ tháng tư đến tháng 8 năm 1964), có 15 Đại tá được thăng cấp chia ra thành 3 đợt:
    -Ngày 8 tháng 4:
    -Nguyễn Cao KỳChung Tấn Cang
    -Ngày 29 tháng 5:
    -Nguyễn Chánh Thi, Phạm Văn Đỗng, Bùi Hữu Nhơn, Cao Hảo HớnNgô Dzu
    -Ngày 11 tháng 8:
    -Đặng Văn Quang, Vĩnh Lộc, Nguyễn Bảo Trị, Nguyễn Đức Thắng, Nguyễn Xuân Trang, Hoàng Xuân Lãm, Lê Nguyên KhangNguyễn Văn Kiểm.
  14. Kỷ niệm một năm ngày Hội đồng Quân nhân Cách mạng tổ chức đảo chính Tổng thống Diệm thành công
  15. Đại tá Phước đương nhiệm chức vụ Tham mưu trưởng Sư đoàn 21 Bộ binh, được cử Xử lý Thường vụ chức vụ Tư lệnh Sư đoàn. Năm 1971, khi đang giữ chức vụ Phụ tá Tư lệnh Quân đoàn IV, ông bị tử nạn được truy thăng Chuẩn tướng
  16. Thiếu tướng Thiệu được Trung ương mời về tham chính trong Nội các Chính phủ Thủ tướng Trần Văn Hương với chức vụ Đệ nhị Phó Thủ tướng
  17. Thực chất là đẩy tướng Khánh đi lưu vong để tránh hậu hoạn sau này.
  18. Cùng đợt thăng cấp Trung tướng này còn có các Thiếu tướng: Cao Văn Viên, Nguyễn Hữu CóNguyễn Chánh Thi
  19. Tướng Quang của chế độ Sài Gòn: Cây tham nhũng
  20. 1 2 Merle L. Pribbenow (4 tháng 12 năm 2008). “Thuốc phiện, Tham nhũng, và Công lý tại Việt Nam và Afghanistan... Một câu chuyện cẩn trọng”. Hệ thống Tin tức Lịch sử của Đại học George Mason.